4 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt, mệt mỏi vào lúc giao mùa: Dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt điều độ là chìa khóa của sức khỏe

Khi giao mùa, rất nhiều người sẽ tự dưng cảm thấy nhàm chán, làm gì cũng không có sức lực. Củng cố sức để kháng cho cơ thể sẽ giúp hạn chế ốm vặt, mệt mỏi vào lúc giao mùa.

4 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt, mệt mỏi vào lúc giao mùa: Dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt điều độ là chìa khóa của sức khỏe

 

Bây giờ đang là khoảng thời điểm chuyển tiếp từ hè sang đông, thời tiết thường thay đổi thất thường, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn. Đây cũng chính là thời điểm cơ thể con người dễ bị bệnh nhất, do vậy chúng ta cần ăn uống thanh đạm, chú ý giữ ấm, cấp ẩm cho cơ thể, đồng thời để cho tinh thần sảng khoái, thoải mái.

Khoảng thời gian giao mùa đã tới, sự nóng nực của mùa hè cũng đã bớt đi được phần nào, ở một số tỉnh phía Bắc đã bắt đầu vào thu. Vào khoảng thời điểm giao mùa như này, mọi người càng phải chú ý tới việc giữ gìn sức khỏe hơn nữa, bởi vì đây cũng là lúc cơ thể con người dễ bị mắc bệnh nhất.

Khi giao mùa, sự chênh lệch nhiệt độ rất lớn, thời tiết thường bất ổn, nắng mưa thất thường. Vào cuối tháng 8 đầu tháng 9, nhiệt độ có khả năng sẽ tiếp tục tăng cao, mọi người thường gọi đây là nắng gắt cuối mùa. Thông thường, ở giai đoạn này, ban ngày nhiệt độ sẽ rất cao, vừa nóng nực vừa oi bức, nhưng đến tối nhiệt độ lại giảm mạnh, có những hôm còn se se lạnh. Do đó, để có một cơ thể khỏe mạnh vào mùa thu, hãy đọc 4 phương pháp chăm sóc sức khỏe mà chuyên gia đề ra dưới đây:

1. Nên ăn uống thanh đạm, không nên ăn đồ quá lạnh

Thời điểm giao mùa là lúc mà cua cực kỳ phát triển, thế nhưng càng vào lúc này, con người càng phải khống chế niềm yêu thích của mình với những thực phẩm mang tính hàn như cua.

Với những người hay bị rối loạn tiêu hóa, chân tay dễ bị lạnh, khi ăn nhiều đồ lạnh vào cơ thể sẽ càng trở nên khó chịu hơn. Mặt khác, khi giao mùa, thời tiết hanh khô, mọi người cũng cần hạn chế ăn đồ nóng lại. Như vậy có thể tránh được tình trạng nóng trong người, dễ nổi mụn, cảm thấy bí bách.

4 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt, mệt mỏi vào lúc giao mùa: Dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt điều độ là chìa khóa của sức khỏe - Ảnh 1.

(Ảnh: Internet)

Mọi người có thể uống nhiều các loại trà làm từ hoa cúc khô, đậu đỏ, hạt bo bo. Uống nhiều những loại trà này có thể giúp cơ thể được trung hòa, cấp ẩm cho da, phòng ngừa được khí lạnh xâm nhập vào cơ thể.

2. Sinh hoạt, điều độ, có quy luật

Khi giao mùa, rất nhiều người sẽ tự dưng cảm thấy nhàm chán, làm gì cũng không có sức lực, lúc này mọi người nên ngủ đủ giấc, đồng thời nâng cao chất lượng giấc ngủ. Như vậy có thể giảm bớt được sự mệt mỏi vào ban ngày, tăng cường sức đề kháng.

Theo cách nói của bác sĩ trung y, giao mùa là lúc chuyển từ dương khí sang âm khí, trong giai đoạn này con người nên tuân thủ một vài quy tắc chăm sóc cơ thể để bảo tồn khí dương có trong người. Bên cạnh đó, chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phải lành mạnh và có quy luật. Ngủ sớm, dậy sớm là một trong những phương pháp tốt nhất để có một sức khỏe tốt.

3. Mặc thêm quần áo khi thời tiết se lạnh

Khoảng thời gian giao mùa rất hay có gió, những người dễ cảm ứng cần đề cao cảnh giác. Vào thời điểm này, rất nhiều phấn hoa dại sẽ bay theo làn gió, sau đó sinh sôi nảy nở khắp nơi. Do vậy, mọi người khi ra ngoài nhớ đeo khẩu trang, bảo vệ phần mũi của mình để tránh hít phải phấn hoa, từ đó gây nên dị ứng.

Đồng thời, khi chuyển mùa, da của nhiều người bắt đầu xuất hiện tình trạng khô, nứt nẻ, mọi người cần chú ý cấp ẩm cho da bằng cách sử dụng các loại kem dưỡng, kem cấp ẩm, uống nhiều nước... Đương nhiên, vào những khi trời se se lạnh hoặc vào buổi tối, cần khoác áo dài tay mỏng khi ra ngoài để tránh cảm lạnh.

Vào thời điểm chuyển từ hè sang đông, sự chênh lệch nhiệt độ giữa ngày và đêm rất lớn, khi con người phải chịu ảnh hưởng từ sự chênh lệch nhiệt độ thì sự co bóp mạch máu cũng xuất hiện những thay đổi. Mạch máu bắt đầu xuất hiện quá trình biến đổi liên tục từ giãn nở sang co bóp và ngược lại. Do vậy, những người mắc các bệnh về máu, não, tim mạch cần phải cực kì để ý tới việc giữ ấm cơ thể.

4. Không nên vận động quá sức

Khi giao mùa, chúng ta không cần thiết phải nâng cao tần suất vận động, hãy kiên trì với những hình thức tập thể dục nhẹ nhàng, chậm rãi. Trước khi vận động, cần phải làm nóng người, để tay chân được giãn ra, đeo những đồ bảo vệ cơ thể như băng đầu gối, khuỷu tay, phòng tránh trong quá trình rèn luyện xảy ra chấn thương.

Mặt khác, vận động với cường độ nhẹ nhàng, chậm rãi yêu cầu sự hài hòa, lựa chọn tốt nhất là những hình thức vận động ít ra mồ hôi. Đương nhiên với những người thể chất yếu, việc giữ ẩm cho cơ thể vẫn là quan trọng nhất.

 

4 cách tăng cường sức đề kháng, hạn chế ốm vặt, mệt mỏi vào lúc giao mùa: Dinh dưỡng đầy đủ, sinh hoạt điều độ là chìa khóa của sức khỏe - Ảnh 2.

(Ảnh: Internet)

Ngoài những phương pháp kể trên, chúng ta còn cần chú ý tới việc duy trì tinh thần vui tươi, thoải mái. Vào thời điểm giao mùa, sắp bước vào thu như này dễ khiến con người suy nghĩ linh tinh, cảm thấy nhàm chán, mệt mỏi, con người cũng mẫn cảm hơn vào lúc này.

Bởi vậy, cần tìm cho mình những thú vui giúp chúng ta cảm thấy thoải mái nhất có thể. Bạn có thể ra ngoài đi dạo nhiều hơn, ngắm nhìn cảnh vật, con người xung quanh, ăn nhiều những loại thực phẩm chứa nhiều vitamin B. Những cách này có thể giúp cảm xúc của bạn ổn định hơn rất nhiều.

Theo Aboluowang

Lưu Ly

Link nội dung: https://tieudungtiepthi.vn/4-cach-tang-cuong-suc-de-khang-han-che-om-vat-met-moi-vao-luc-giao-mua-dinh-duong-day-du-sinh-hoat-dieu-do-la-chia-khoa-cua-suc-khoe-a67111.html