Chuyển nhượng bất động sản, lướt sóng đất: Phải đánh thuế cao hơn

17/03/2022 10:43

Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, trong 15 ngày đầu tháng 1 năm nay, qua kiểm tra 85.000 bộ hồ sơ và cho kê khai lại đã tăng 222 tỷ đồng tiền thuế. Bộ trưởng Trần Hồng Hà: “Lướt sóng đất đai nay mua mai bán, phải đánh thuế cao hơn”

Thanh tra các hồ sơ thuế còn nghi vấn, kể cả dự án bất động sản

Trả lời chất vấn của các đại biểu Quốc hội về các vấn đề liên quan đến giải pháp thu thuế chuyển nhượng bất động sản, Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc cho biết, Bộ Tài chính đã chủ động chỉ đạo cơ quan Thuế, cũng như phối hợp với các chính quyền địa phương và các bộ ngành để thu thuế chuyển nhượng bất động sản đúng với giá chuyển nhượng.

Chuyển nhượng bất động sản, lướt sóng đất: Phải đánh thuế cao hơn - Ảnh 1"Siết" thuế chuyển nhượng bất động sản, tăng thu 222 tỷ đồng trong 15 ngày.

Cụ thể, liên quan đến giải pháp để thu thuế chuyển nhượng bất động sản, Bộ Tài chính đã chỉ đạo cơ quan thuế cũng như phối hợp với chính quyền địa phương và các bộ, ngành để thu thuế bất động sản đúng với giá chuyển nhượng.

Bộ trưởng cho biết, trong thời gian 15 ngày đầu tháng 1 năm nay, qua kiểm tra 85.000 bộ hồ sơ và cho kê khai lại, thu thuế đã tăng 222 tỷ đồng. Vì vậy thời gian tới, lãnh đạo Bộ Tài chính cho biết sẽ tập trung thanh tra các hồ sơ thuế còn nghi vấn về việc chuyển nhượng không đúng với giá kê khai theo luật thuế để xử lý theo quy định, kể cả các dự án bất động sản.

Vấn đề liên quan đến vụ đấu giá đất, Bộ trưởng Hồ Đức Phớc đồng tình việc phải siết lại để bảo đảm đấu giá một cách chặt chẽ hơn. Theo đó, phải xác định được năng lực của nhà đầu tư mới cho phép thực hiện dự án. Thực tế, theo Bộ trưởng, nhà đầu tư tốt mới có tiền nộp tiền sử dụng đất. Bên cạnh đó, quy định về tiền đặt cọc phải nâng lên. Theo Bộ trưởng, quy định hiện tại đang thấp, tiền đặt cọc đó phải vào tài khoản để hội đồng đấu giá quản lý, để khi bỏ đấu giá thì mất tiền đặt cọc, thời gian nộp tiền cũng cần ngắn lại.

luot-song-dat-2-1647488556.jpg
Bộ trưởng Tài chính cho biết thời gian tới sẽ tập trung thanh tra các hồ sơ thuế còn nghi vấn về việc chuyển nhượng không đúng với giá kê khai theo luật thuế để xử lý theo quy định, kể cả các dự án bất động sản (Ảnh: Tiến Tuấn).

 

Tránh đấu giá xong để đấy cầnphải có cam kết triển khai

Bộ trưởng Tài chính cũng cho rằng phải có cam kết về triển khai dự án, tránh trường hợp đấu giá xong để đấy hàng năm trời, thậm chí nhiều năm trời đất đai không được sử dụng. Điều này làm lãng phí tài sản xã hội bởi chúng ta phải cân đối được giữa mục tiêu trước mắt và mục tiêu lâu dài.

Bộ trưởng nói: "Mục tiêu lâu dài là khi đấu giá xong, công trình được hoàn thành, như vậy sẽ thu hút được lao động, tăng được GDP và đóng nộp ngân sách đầy đủ, tạo được việc làm. Còn mục đích trước mắt là thu được tiền".

Cũng theo Bộ trưởng, khi Nhà nước thu hồi phục vụ lợi ích công cộng, lợi ích an ninh quốc gia, chỗ nào thỏa thuận là phải theo thỏa thuận, còn Nhà nước thu hồi khi đủ điều kiện thì đền bù theo giá của Nhà nước.

Ông Hồ Đức Phớc nói về giá khởi điểm cho biết, giá khởi điểm của đấu giá đất được xác định theo đúng Nghị định 44 và Thông tư 36 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tuy nhiên, Nghị định 44 và Thông tư 36 phải sửa, bởi vì giá đất xác định đã không còn chính xác và nhất quán nữa. Theo Bộ trưởng, nếu không sửa hai văn bản này thì cán bộ vẫn cứ vi phạm. Nếu không sửa thì đoàn kiểm tra này, đoàn thanh tra kia vẫn cho ra các kết luận khác nhau.

Một vấn đề khác là giao đất cho doanh nghiệp theo Nghị định 45 xong mới thu tiền. Theo Bộ trưởng, nhà đầu tư bán lẻ thu tiền của dân nhưng không đưa nộp tiền cho ngân sách mà đưa tiền đó đi đầu tư. Nếu rủi ro, doanh nghiệp thua lỗ thì rõ ràng chúng ta không giải quyết được quyền lợi cho hàng trăm hàng nghìn, thậm chí hàng vạn hộ dân. Theo ông, đó chính là lỗ hổng cần phải được xác định một cách chính xác để "bịt" lại.

Lướt sóng đất đai nay mua mai bán, phải đánh thuế cao hơn

Theo Bộ trưởng Trần Hồng Hà, đối với những người đầu cơ đất đai, ngày hôm nay mua ngày mai bán, "lướt sóng" đất đai cần phải đánh thuế cao hơn.

Đặt câu hỏi với Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường chiều 16/3, đại biểu Đồng Ngọc Ba (Bình Định) nêu vấn đề đầu cơ đất đai đã được nhận diện nhiều năm nhưng hiện vẫn còn phức tạp.

luot-song-dat-3-1647488562.jpg
Bộ trưởng Tài chính cho biết thời gian tới sẽ tập trung thanh tra các hồ sơ thuế còn nghi vấn về việc chuyển nhượng không đúng với giá kê khai theo luật thuế để xử lý theo quy định, kể cả các dự án bất động sản (Ảnh: Tiến Tuấn).

Bộ trưởng Tài nguyên và môi trường trả lời chất vấn chiều 16/3. (Ảnh: Hoàng Phong)

Ông Ba nói từ năm 2019 Quốc hội đã có nghị quyết giao Chính phủ có giải pháp khắc phục tình trạng đầu cơ đất đai bằng chính sách thuế.

Về giải pháp cụ thể theo hướng những người sử dụng nhiều đất, mà nhà, đất bỏ hoang thì bị này.

Ông Ba đề nghị Bộ trưởng Hà và bộ trưởng Bộ Tài chính cho biết có đề xuất được việc này không và khi nào đề xuất?

Bộ trưởng Trần Hồng Hà trả lời câu hỏi này cho rằng, đây là câu hỏi rất hay, tuy nhiên, việc này phải sửa trong Luật thuế, Luật đất đai.

Đối với vấn đề thuế sử dụng đất, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường nói nếu đồng ý dự án chậm sử dụng đất thì khi đấu giá, đấu thầu phải đưa ra lộ trình sử dụng, coi là quy định bắt buộc. Nếu thời gian chưa sử dụng kéo dài thì phải có biện pháp đánh thuế tránh găm, đầu cơ, trục lợi. Thuế này tăng như thế nào tới đây sẽ bàn tiếp.

Ông Hà cũng dẫn chứng ở Mỹ người dân rất e ngại khi có nhà mà không ở, không cho thuê, kể cả đất ở, dự án không đầu tư, đất nông nghiệp không sử dụng vẫn phải đánh thuế sử dụng. Còn người có 5-6 nhà mà không ở, không mang lại hiệu quả cho xã hội như không cho thuê, kinh doanh, thương mại... phải đánh thuế.

"Phải đánh thuế lũy tiến thế nào để nhà đầu tư tính toán lợi ích của họ", ông Hà nêu thêm.

Trước đó, trả lời đại biểu Nguyễn Thị Xuân (Đắc Lắk) về tình trạng trốn thuế trong giao dịch đất đai, Bộ trưởng Trần Hồng Hà thông tin có trường hợp quyết định giao đất nhưng tiền đất thì vẫn nợ, chưa thực hiện trách nhiệm tài chính.

Hoặc đất được giao làm dự án khu công nghiệp nhưng găm lại không làm dẫn đến đất vẫn lên giá. Như vậy, chậm thời gian đóng góp vào phát triển kinh tế - xã hội, hạ tầng cũng là hiện tượng trốn thuế.

Do đó, theo ông Hà, khi dự án đấu thầu, đấu giá cần xác định thời gian bao lâu được hưởng chính sách ưu đãi, kể cả nhà ở thương mại, khu công nghiệp và phải làm xong. Nếu không làm xong, đất đó phải tăng thuế lũy tiến để thu bổ sung vào ngân sách.

Ông Hà nhấn mạnh: "Đối với các anh đầu cơ đất đai, ngày hôm nay mua ngày mai bán lướt sóng, tôi cho rằng cần phải đánh thuế cao hơn, bởi những hành vi này trên thực tế không mang lại giá trị kinh tế cho xã hội. Bên cạnh đó cũng cần thêm các công cụ, biện pháp khác".

Tổng cục Thuế chỉ rõ 3 chiêu trò "né" thuế chuyển nhượng

Trước đó, Tổng cục Thuế đã chỉ đạo cơ quan thuế các cấp phối hợp với cơ quan Công an quản lý địa bàn, chuyển cơ quan Công an điều tra các trường hợp có dấu hiệu trốn thuế, không kê khai, hoặc kê khai giá trên hợp đồng, hóa đơn thấp hơn giá thực tế chuyển nhượng.

Thông qua công tác đấu tranh với những đối tượng trốn thuế, tránh thuế liên quan đến chuyển nhượng BĐS, ngành Thuế đã phát hiện ra 3 thủ đoạn, chiêu trò cơ bản:

Thứ nhất, thực tế hiện nay phát sinh trường hợp chuyển nhượng BĐS với giá thể hiện trên hợp đồng không đúng với giá thực tế giao dịch. Theo đó có thể tồn tại song song 2 loại hợp đồng:

(1) Hợp đồng chuyển nhượng BĐS có công chứng chứng thực theo quy định với giá nhà đất khai thấp hơn nhiều so với giá đất thực tế giao dịch để làm thủ tục đăng ký biến động;

(2) Hợp đồng viết tay do hai bên tự ký ghi theo giá thực tế giao dịch để phòng ngừa khi tranh chấp tại Toà. Thực tế có nhiều trường hợp hồ sơ mới trúng đấu giá đất sau khi có giấy chứng nhận đã làm hợp đồng bán lại giá thấp hơn nhiều giá trúng đấu giá hoặc bằng giá của UBND.

Thứ hai, đối với hợp đồng chuyển nhượng hợp đồng mua bán nhà ở, công trình xây dựng hình thành trong tương lai thì giá trị Hợp đồng mua bán nhà ở, công trình xây dựng trong tương lai của bên thứ 2 cho bên thứ 3 cũng chỉ ngang bằng giá đã mua của chủ đầu tư hoặc khi đã được cấp sổ thì NNT sẵn sàng khai báo thấp hơn giá của chủ đầu tư, nhằm trốn thuế, tránh thuế.

Thứ ba, hai bên mua và bán chuyển nhượng BĐS không ký kết hợp đồng chuyển nhượng mà ký kết hợp đồng ủy quyền (trong đó người được ủy quyền có quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt đối với BĐS) nhằm tránh thuế TNCN từ chuyển nhượng BĐS.

Bùi Hằng (t/h