Bác sĩ cảnh báo về hiện tượng 'ngất dây chuyền' khi tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em

28/10/2021 10:08

Sáng ngày 27/10/2021, TP.HCM đã triển khai kế hoạch tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại Huyện Củ Chi cho trẻ từ 12 - 17 tuổi.

Bác sĩ cảnh báo về hiện tượng 'ngất dây chuyền' khi tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em

 

BS CK2 Nguyễn Minh Tiến, Phó Giám Đốc Bệnh Viện Nhi Đồng Thành Phố cho biết trẻ em nhiễm Covid-19 thường nhẹ hơn người lớn nhưng vẫn có trường hợp trẻ bị nặng.

BS Tiến cho biết trong làn sóng dịch ở TP.HCM, BV Nhi đồng Thành phố đã tiếp nhận nhiều ca bệnh nhân Covid-19 bị nặng, trẻ phải thở máy, suy đa tạng, ECMO.

Trẻ cần tiêm vắc xin vì khi trẻ đi học vì nếu mắc Covid-19 không có triệu chứng thì có thể lây cho các bạn trong lớp và lây cho gia đình. Dù người lớn đã tiêm 2 mũi vắc xin nhưng vẫn có thể bị mắc Covid-19. 

Thời điểm này, tiêm cho trẻ em là hợp lý vì chúng ta đã có kinh nghiệm về tiêm chủng, bác sĩ Tiến cho biết. 

Bác sĩ cảnh báo về hiện tượng ngất dây chuyền khi tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ em - Ảnh 1.

Tiêm vắc xin cho học sinh tại TP.HCM. Ảnh HCDC.

Tuy nhiên, bác sĩ Tiến lưu ý người giám hộ và phụ huynh là yếu tố quyết định với việc tiêm cho trẻ và các nguy cơ sau tiêm của trẻ.

Bởi vì trẻ em không thể quyết định được việc tiêm chủng, trẻ không rõ các vấn đề sức khoẻ cần lưu ý liên quan tới tiêm chủng. Người lớn cần có trách nhiệm thông báo cho nhân viên y tế trẻ có bệnh gì, tiền sử ốm đau của trẻ trong suốt quá trình nuôi dưỡng.

Việc khai báo tiền sử bệnh lý của trẻ hết sức quan trong, có thể quyết định chiến dịch tiêm chủng, BS Tiến cho biết.

Ngoài ra, một lưu ý mà ở các điểm tiêm cần phải quan tâm đó là trẻ em từ 12 tuổi đi tiêm cần phải kiểm soát trẻ chặt chẽ. Trẻ có tâm lý hiếu động, có thể tranh thủ tụ tập nhiều hơn, gặp gỡ bạn bè nói chuyện, không chú ý. Vì vậy, điểm tiêm chủng phải tổ chức thật tốt, tránh hiện tượng ồn ào ở điểm tiêm chủng. người lớn và cô giáo cần đảm bảo trật tự, khoảng cánh an toàn chống dịch.

Bên cạnh đó, bác sĩ Tiến cũng cảnh báo về hiện tượng 'ngất dây chuyền' có thể xảy ra tại điểm tiêm. Đây không phải là vấn đề trầm trọng về y khoa nhưng ảnh hưởng về tâm lý. Theo BS Tiến, chỉ cần trẻ có thay đổi về tâm lý, hốt hoảng, sợ hãi thì có thể ngất. Các trẻ khác sẽ có biểu hiện tương ứng đi theo.

Để giải quyết vấn đề này, các nhà chuyên môn phải phối hợp với chuyên gia tâm lý chuẩn bị kỹ lượng. Sau tiêm cho trẻ, tại điểm tiêm cần có giáo viên hoặc phụ huynh tạo tâm lý tốt với các cháu. 

Việc sàng lọc tiền sử bệnh mãn tính, bệnh đi kèm của trẻ phải thực hiện thật kỹ để chọn lọc đối tượng nào được tiêm tại cộng đồng hay tiêm tại bệnh viện. 

 

Ngọc Anh